Liên quan đến vấn đề ông Phạm Văn Hướng
hỏi, Sở Tư pháp có ý kiến như sau:
Khoản
1 và Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự quy định: “Cá nhân có quyền có
họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người
đó”; “Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận”.
Sau khi ông
sinh ra, bố mẹ ông đã đi đăng ký khai sinh cho ông tên là Phạm Văn Hướng; kể từ
đó, ông chỉ được xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ tên của
mình (Phạm Văn Hướng) mà đã được pháp luật công nhận đối với ông. Vì vậy, việc
sử dụng họ tên Phạm Quang Hướng là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp
không có hồ sơ liên quan đến trường hợp của ông nên không thể hướng dẫn ông một
cách cụ thể được. Theo như ý hỏi của ông thì ông còn bản chính giấy khai sinh
nên ông không đủ điều kiện để làm lại giấy khai sinh (theo trình tự và thủ tục
Đăng ký lại khai sinh). Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của
Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy
định:
“ Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của
cá nhân.
Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về
họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán;
quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
Trường
hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy
tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai
sinh”.
Vì vậy, ông được sử dụng Giấy khai sinh để yêu cầu các
cơ quan chức năng điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ đã cấp cho ông theo đúng nội dung
trong Giấy khai sinh đã được đăng ký.